==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển, chúng có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Sá sùng là loài thủy sinh được ví quý như 'vàng ròng' của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn khi mỗi cân sá sùng khô giá gần 1 chỉ vàng. Tại xã Quan Lạn, sản lượng hàng năm khoảng 10 tấn nhưng là nơi sá sùng có chất lượng cao nhất.

Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển, chúng có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Sá sùng là loài thủy sinh được ví quý như 'vàng ròng' của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn khi mỗi cân sá sùng khô giá gần 1 chỉ vàng. Tại xã Quan Lạn, sản lượng hàng năm khoảng 10 tấn nhưng là nơi sá sùng có chất lượng cao nhất.

Săn "Vàng Ròng" Của Biển

9 giờ sáng, Quan Lạn đã nắng chói chang. Cát trắng, trời xanh, bóng râm từ những bụi phi lao hai bên đường đi trở thành bãi đỗ xe của những người đi săn sá sùng. Bãi Đầu Dọc xâm xấp nước, chúng tôi phải nhón chân đi trên bãi chi chít đầy ốc biển và vỏ hà. Lúc này đang có khoảng 40 người trên bãi.

 

Cận Cảnh Săn "Vàng Ròng" Trên Đảo Quan Lạn - Ảnh 1

 

Kín mít từ đầu đến chân, chỉ hở mỗi đôi mắt, vác một cái mai sắc lẹm, chị Nguyễn Hải Vân (26 tuổi) thôn Thái Hòa chăm chăm nhìn xuống bãi triều, thấy dấu hiệu của tổ sá sùng, chị Vân lao chiếc mai xuống, lật đất thật nhanh. Trong lớp cát, chỉ còn một mẩu sá sùng bằng đốt ngón tay, con sá sùng bị đứt, lẩn mất trong cát. “Để được một con lành lặn thì mất đến 9 lần đào. Phải nhanh mắt, nhanh tay. Làm cả ngày có khi được 0,5 kg. Hôm nào may mắn lắm mới được 1 kg”, chị Vân cho hay.

 

Những người đi săn sá sùng chuyên nghiệp nhận diện được “tổ” của loài thủy sinh này rất tinh. Trên mặt cát, thấy nổi một ít bọt biển bé như đồng xu, lao chiếc mai đến nhưng phải lao nghiêng để đón đầu được con sá sùng lẩn cực kỳ nhanh. Nhanh tay, nhanh mắt cộng thêm một chút may mắn, những người đi săn sá sùng có thể kiếm được nửa cân con này một ngày, còn lại có khi chỉ được vài lạng. Một lạng sá sùng tươi bán được 25.000 - 28.000 đồng.

 

Cận Cảnh Săn "Vàng Ròng" Trên Đảo Quan Lạn - Ảnh 2

 

Người Quan Lạn thường bán ngay sá sùng tươi cho người chuyên thu mua sá sùng tươi về phơi. Họ tập trung ngay ở bãi, có khi kiêm luôn cả người đào. Chị Phạm Thị Loan, 37 tuổi, đầu mối sá sùng ở Quan Lạn đã 7 năm nay cho biết 8 - 9 kg sá sùng tươi mới được 1 kg khô, chưa kể phải chọn lọc các con lành lặn, đều nhau, màu sáng. Dịp Tết, sá sùng khô Quan Lạn có giá xấp xỉ 4 triệu đồng một cân.

 

Người Quan Lạn còn gọi sá sùng là con mồi, hoặc sái sùng, sa trùng (con trùng trong cát). Cát càng sạch thì sá sùng càng ngon, màu sáng, bán được giá cao. Đó là lý do vì sao suốt một dọc ven biển tỉnh Quảng Ninh, từ Quảng Yên đến xã Tân Bình, Đai Bình (huyện Đầm Hà) đều có sá sùng nhưng sá sùng ngon thượng hạng vẫn là ở Quan Lạn. Sá sùng thượng hạng ở xã Quan Lạn huyện Vân Đồn, nơi đất cát sạch tập trung tại hai bãi Trước và Sau, rộng khoảng 100 ha, sản lượng hàng năm đạt 10 tấn.

Nguồn Lợi Cần Được Bảo Vệ

Tại Quan Lạn, một lạng sá sùng tươi bán được 25.000 - 28.000 đồng, 8 - 9 kg sá sùng tươi mới được 1 kg sá sùng khô, sá sùng tốt là phải lành lặn, đều đặn và có màu sáng. Dịp Tết, sá sùng khô Quan Lạn có giá xấp xỉ 4 triệu đồng một cân. Tại Quan Lạn, từng có các thương lái Trung Quốc mang máy hút cát để khai thác theo kiểu tận diệt. Hiện có trên 100 hộ dân Quan Lạn đang theo nghề khai thác sá sùng và được địa phương tạo điều kiện.

 

Cận Cảnh Săn "Vàng Ròng" Trên Đảo Quan Lạn - Ảnh 3

 

Ông Phạm Văn Thuận, Phó chủ tịch UBND xã Quan Lạn cho biet hiện tại có trên 100 hộ dân trong tổng số 3.800 hộ tại Quan Lạn theo nghề khai thác sá sùng. 3 năm trước xã từng ngăn chặn hiện tượng các thương lái Trung Quốc đến Quan Lạn, mang cả máy hút cát để khai thác theo kiểu tận diệt sá sùng. Hiện tại, xã giám sát việc khai thác sá sùng, tạo điều kiện để người dân địa phương có nghề sinh sống giữa đảo xa.

 

Có giá trị rất cao nhưng nuôi sá sùng vẫn đang là bài toán khó ở Quảng Ninh. Bà Đặng Thị Việt Hương, Phó trưởng phòng Bảo vệ nguồn lợi và môi trường thủy sản, Sở NN-PTNT Quảng Ninh, cho biết tỉnh từng thử nuôi sá sùng tại Tiên Yên nhưng chưa thành công. Một vấn đề cũng gây khó cho các nhà quản lý nguồn lợi thủy sản tại đây là trong Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 5.1.2011 về việc sửa đổi, bổ sung danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển, sá sùng thuộc danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn. Cũng theo tinh thần đó, Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản quy định mức phạt từ 5 - 40 triệu đồng với hành vi thu gom, mua bán, sơ chế từ dưới 10 kg đến 30 kg các loài trong danh mục kể trên, trong đó có sá sùng.

 

Theo Sở NN-PTNT Quảng Ninh, các quy định trên chưa hợp lý vì sản lượng sá sùng tại Quảng Ninh mỗi năm có thể cho trên 800 tấn, trữ lượng loài thủy sinh này cũng còn rất lớn. Mặt khác, khai thác sá sùng là nghề mưu sinh của hàng ngàn người dân từ nhiều đời nay, sá sùng cũng là sản phẩm trải nghiệm độc đáo của tỉnh Quảng Ninh và đảo Quan Lạn.

 

Xem Thêm chương trình Đảo Quan Lạn Hấp Dẫn

Cận Cảnh Săn "Vàng Ròng" Trên Đảo Quan Lạn

Cận Cảnh Săn "Vàng Ròng" Trên Đảo Quan Lạn
13 1 14 27 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==