Con sá sùng, còn gọi là giun biển, cũng na ná con giun đất nhưng có phần to hơn, chuyên sống ở các đụn cát ven biển, nơi giao lưu giữa sông và biển. Nghề đào, chế biến sá sùng đã thực sự đem lại nhiều nguồn lợi cho hàng trăm gia đình nông dân ở xã Quan Lạn. Cuộc sống của họ nhờ đó mà cũng bớt đi khó khăn ở nơi đảo xa. Người đào sá sùng đa phần là các bà, các chị phụ nữ trên đảo.
Con sá sùng, còn gọi là giun biển, cũng na ná con giun đất nhưng có phần to hơn, chuyên sống ở các đụn cát ven biển, nơi giao lưu giữa sông và biển. Nghề đào, chế biến sá sùng đã thực sự đem lại nhiều nguồn lợi cho hàng trăm gia đình nông dân ở xã Quan Lạn. Cuộc sống của họ nhờ đó mà cũng bớt đi khó khăn ở nơi đảo xa. Người đào sá sùng đa phần là các bà, các chị phụ nữ trên đảo.
Vân Đồn ít trồng trọt, nuôi cấy. Đàn ông thì đi làm xa hoặc quanh quẩn với rừng. Đàn bà, con gái ở đây thì giỏi nhất là nghề bắt sá sùng. Người dân Quan Lạn cho biết, nghề săn sá sùng đã có ở trên hòn đảo này từ rất lâu. Chuyện bị ngất trên bãi biển vì ham đào sá sùng mà say nắng xảy ra như cơm bữa. Thế nhưng, vì loài giun biển này bán được giá, hơn 2 triệu đồng/kg sá sùng khô, nên những người đàn bà của Vân Đồn vẫn đánh đổi.
Theo chân nhóm chị Hương (thôn Vân Hải, xã Quan Lạn) ra bãi săn sá sùng từ sáng sớm mới thấy hết cái thú vị của nghề này. Bãi đào sá sùng rộng khoảng 400 ha, chạy suốt chiều dài của 7 thôn. Xã đảo có 735 hộ thì đến 70% số hộ làm nghề đào sá sùng như chị Hương.
Những người đi săn sá sùng mang theo một chiếc mai to, gần giống như chiếc thuổng, nhưng lưỡi dài và bằng, được thiết kế riêng cho công việc này và được dùng thường xuyên nên cát mài cho sáng loáng.Những người đi săn sá sùng mang theo một chiếc mai to, gần giống như chiếc thuổng, nhưng lưỡi dài và bằng, được thiết kế riêng cho công việc này và được dùng thường xuyên nên cát mài cho sáng loáng.
Họ dò dẫm đi trên cát, mắt đăm đăm nhìn xuống, rồi rất nhanh và cực kỳ chính xác, họ thục mạnh lưỡi mai xuống cát, cong người vít cán mai xuống để bẩy cát. Con sá sùng to bằng ngón tay, ngắn hơn con giun đất, mềm mềm như con nhộng khoai lang, nằm cuộn tròn dưới ánh nắng mặt trời. Anh Phạm Văn Nuôi, ở thôn Thái Hòa, xã Quan Lạn, là một trong số ít ỏi đàn ông đi đào sá sùng cho biết, các khó nhất là mắt phải tinh, nhìn đúng tổ, tay phải nhanh, chân phải khỏe đạp mai cắm thật sâu để chặn con mồi không để nó lẩn xuống sâu trong lòng cát. Nhiều người mới vào nghề, cả ngày dù đào hàng trăm nhát, trăm tổ mà chưa nổi một lạng, chẳng đủ lượng để bán cho người thu gom.
Muốn xem bắt sá sùng, bạn sẽ phải dậy sớm và đi xe ôm hoặc xe lam ra bãi bồi. Nước biển buổi sáng rút ra xa để lộ nền đất pha cát in dấu hàng triệu vết bò ngoằn nghèo của sá sùng. Chẳng ai thấy chúng bò bao giờ, bởi khi bình minh chưa lên, sá sùng đã rúc sâu xuống cát, càng nắng to chúng càng rúc sâu hơn. hành trình Quan Lạn, ngoài thú thưởng thức sá sùng, bạn cũng sẽ thấy thư giãn với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.