Đảo Quan Lạn thu hút khách thăm quan đến huyện đảo nhờ vào những bãi tắm sạch đẹp, trải dài, con người thân thiện thiên nhiên hoang sơ không có cảm giác ồn ào hay náo nhiệt của những thành thị, không chỉ vậy, với lễ hội Quan Lạn được tổ chức vào giữa tháng 6 âm lịch hàng năm cũng trong tầm Mùa thăm quan, nghỉ dưỡng biển nên càng tạo thêm cho Quan Lạn những trải nghiệm thú vị khác gắn liền với văn hóa truyền thống con người nơi đây.
Đảo Quan Lạn thu hút khách thăm quan đến huyện đảo nhờ vào những bãi tắm sạch đẹp, trải dài, con người thân thiện thiên nhiên hoang sơ không có cảm giác ồn ào hay náo nhiệt của những thành thị, không chỉ vậy, với lễ hội Quan Lạn được tổ chức vào giữa tháng 6 âm lịch hàng năm cũng trong tầm Mùa thăm quan, nghỉ dưỡng biển nên càng tạo thêm cho Quan Lạn những trải nghiệm thú vị khác gắn liền với văn hóa truyền thống con người nơi đây.
Lễ hội Quan Lạn được tổ chức từ ngày 10 tới 20 tháng 6 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội mang sắc thái địa phương độc đáo, in đậm vào đời sống sinh hoạt của người dân cảng Vân Đồn Quan Lạn. Theo những người dân ở đây, lễ hội được tổ chức nhằm kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 của Trần Khánh Dư. Ngoài ra, đây cũng là ngày hội cầu mùa của cư dân vùng biển cầu mong mưa thuận gió hoà.
Lữ khách đi Trải nghiệm biển Quan Lạn vào dịp lễ hội sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội đua thuyền được người dân Vân Đồn. Cứ vào ngày 18/6 âm lịch hàng năm hội làng được tổ chức tại đình Quan Lạn – một trong những ngôi đình cổ được xây dựng vào khoảng năm 1890 - 1900, là nơi thờ Lý Anh Tông cùng các vị thần có công bảo vệ làng, bảo vệ đảo.
Theo phong tục của người dân Quan Lạn, thì ngày 10/6 được gọi là ngày khoá làng (tức là vào ngày nay không ai được phép ra khỏi đảo chỉ trừ những người đi làm ăn xa về thăm đảo hoặc khách thăm quan đi chương trình biển Quan Lạn về tham dự lễ hội). Trong lễ hội đình Quan Lạn sẽ diễn ra tục đua thuyền. Thuyền đua thường có trọng tải từ 5-6 tấn, được trang trí đầu rồng ở mũi thuyền. Dân làng sẽ chia thành hai phe để luyện quân đua thuyền.
Chương trình lễ hội Quan Lạn được diễn ra như sau
- Ngày mùng 10/06 âm lịch: tại trung tâm lễ hội, cờ thần khóa làng được treo lên, trống thu quân cũng được đánh lên nhằm báo hiệu có giặc ngoại xâm. Theo tục lệ, từ ngày này, người dân đảo sẽ không được ra khỏi làng. Vì thế, ngày 10/06 âm lịch còn được gọi là ngày khóa làng Quan Lạn.
- Ngày 12-15/06 âm lịch: những ngày này rất sôi động bởi các hoạt động như quân sỹ tập luyện, lễ tế thần diễn ra ở chùa làng Giếng.
- Ngày 16/06 âm lịch: lễ rước kiệu được diễn ra tại đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư với đông đảo sự có mặt của các văn võ tướng sỹ, tăng ni phật tử khắp nơi, nhân dân trên đảo, các lữ khách ,... Tất cả đều một lòng thành kính đưa chân linh bài vị tướng Trần Khánh Dư về Đình.
- Ngày 17/06 âm lịch: sáng ngày này, các tướng sĩ dựng trại đóng quân, lên kế hoạch tác chiến cho ngày 18. Đến tối thì diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ giao lưu.
- Ngày 18/06 âm lịch: đến 2h sáng cả làng dự tiếng trống thu quân. Buổi sáng thì tiếp tục diễn ra các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian như: đánh vật, kéo co, cờ người,... hay múa lân. Tất cả đều diễn ra sôi nổi dưới tiếng trống, tiếng chiêng sục sôi của các tướng sĩ.
- Buổi chiều ngày 18/06 diễn ra cuộc thi bơi chải ( hay còn gọi là chèo bơi ) hấp dẫn nhất của cả lễ hội để tưởng nhớ đến chiến tích năm xưa của dân đảo. Có 2 con thuyền dành cho 2 đội, thuyền nào chạm vào cờ đích trước và khi quay về lấy được cờ đích và trở về trước thì là đội chiến thắng. Đội nào chiến thắng sẽ nhận được sự hoan nghênh của dân làng, nhận được giải thưởng và quay về ăn mừng cùng mọi người. Đây được coi là hoạt động sôi bổi nhất của cả lễ hội.
Lễ hội đình Quan Lạn được tổ chức hoành tráng thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân vùng biển. Lữ khách hành trình Quan Lạn dịp lễ hội sẽ có cơ hội tìm hiểu về truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta đã bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời khám phá thêm những nét văn hoá địa phương vô cùng độc đáo của người dân đảo Vân Đồn.
Đây là dịp người dân huyện đảo Vân Đồn và khách thăm quan thập phương tụ hội về ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta đã bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời cũng là ngày hội cầu ngư của cư dân vùng biển. Và với người dân xã đảo Quan Lạn, đây còn là ngày hội làng để bà con, anh em lâu ngày xa quê có dịp gặp mặt nhau tại quê hương.
Nét mới của lễ hội năm nay được người xem thích thú đó là chương trình biểu diễn múa lân của đoàn lân Từ Long Đường đến từ TP Hạ Long. Cùng với đó là các chương trình như giao lưu văn hoá văn nghệ, hoạt động thể thao và trò chơi dân gian… Điểm nhấn quan trọng được người dân và Lữ khách chờ đón nhiều nhất tại lễ hội đó là phần thi bơi chèo truyền thống diễn ra giữa 2 giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ tại Bến Đình.