==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Không chỉ hấp dẫn khách thăm quan bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, nơi đây còn có nhiều món ăn ngon và đặc sản độc đáo. Tham gia Chương trình quan lạn, công ty VietSense xin giới thiệu đến Lữ khách những đặc sản hấp dẫn: sá sùng, cù kỳ, cầu gai, mực khô Vân Đồn.

Đảo Quan Lạn không chỉ hấp dẫn khách thăm quan bởi cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, nơi đây còn có nhiều món ăn ngon và đặc sản độc đáo. Tham gia Hành trình quan lạn, công ty VietSense xin giới thiệu đến Lữ khách những đặc sản Quan Lạn hấp dẫn: sá sùng, cù kỳ, cầu gai, mực khô Vân Đồn.

1. Đặc Sản Sá Sùng

Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm. Từ thời xưa, chúng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan. Chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng. Sá sùng phân bố rải rác ở các bãi triều từ Yên Hưng đến Móng Cái nhưng tập trung nhất vẫn là vùng Minh Châu, Quan Lạn thuộc huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh).

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 1

Sá sùng tươi.

Theo quan sát, những người khai thác sá sùng đi theo những con đường vô định, nhanh như cắt phóng thuổng xuống và hất lên tảng cát lớn. Ở đó văng ra chú sá sùng đỏ hồng ngoe nguẩy, thoạt trông rất giống con giun, có khác là thứ đặc sản biển này,... mũm mĩm hơn và lớn hơn giun; loại "trưởng thành" đạt chuẩn, dài từ 7-15cm. Sá sùng sinh sống trên các bãi cát vùng triều và dưới triều, thường là những vùng tiếp giáp với vùng có rừng ngập mặn. Loại này thường ẩn mình trong các đường hang tự đào trong cát, khi kiếm ăn chúng chui lên bề mặt bãi cát, thò các xúc tu dài để tìm kiếm thức ăn xung quanh miệng hang và sẽ chui xuống cát rất nhanh khi có tiếng động. 

Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực. Chúng có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn.

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 2

Món ăn ngon được chế biến từ sá sùng

Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang). Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài ninh xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nõn.

2. Cù Kỳ Quảng Ninh

Cù kỳ hay cua cù kỳ, cua đá là một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm. Nhiều nơi người ta còn gọi nó là con cùm cùm. Loài này phân bố ở những vùng biển ấm như Malaysia, Indonesia. Tại Việt Nam loài này phân bố ở bờ biển Quảng Ninh, Khánh Hòa nhưng cù kì có giá trị thực phẩm thì chỉ có ở Quảng Ninh. Loài cua này đã trở thành một món ăn đặc sản ở Quảng Ninh (Bái Tử Long,Hạ Long và Móng Cái).

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 3

Loài cua này có thể dễ dàng được nhận ra bởi mai màu nâu, mắt màu xanh lá cây sáng và hai càng rất to. Nó sống trong khe đá, mảnh gỗ dọc theo các vách đá bờ biển và rừng ngập mặn, cũng như trong vỏ trai, trang trại nuôi trồng thủy sản, nhà bè và đê chắn sóng, nó rất chậm chạp, bám vào đá rất chắc chắn. Chúng có thể phát triển đến kích thước lớn (chiều rộng lên đến 12 cm), ăn các loài phù du, giáp xác nhỏ.

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 4

Cù kỳ tuy thịt không ngon ngọt như thịt cua biển nhưng ngon hơn ghẹ, giá cả lại rẻ hơn cua nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên thịt cù kỳ chỉ có ở hai càng, phần thân xốp và hầu như không có thịt. Cù kỳ cũng được chế biến theo nhiều cách khác nhau như nấu bún, hấp, rang me, nướng than hồng, gỡ thịt xào miến hay làm ruốc cho trẻ em.

3. Cầu Gai

Cầu Gai là một loại hải sản quý hiếm có giá trị dinh dưỡng cao đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cà ghim (cầu gai) là một đặc sản có nhiều ở vùng đảo Vân Hải. Người dân trong quần đảo Vân Hải nói chung và Quan Lạn nói riêng thường chế biến thành các món ăn như mắn cà ghim và chả cà ghim.

Mùa cầu gai sinh sản từ tháng ba cho đến tháng sáu hay tháng bảy âm lịch (từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu). Cuối mùa, cầu gai rất chắc thịt. Khi nhỏ, cầu gai tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, cầu gai có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10 cm; dày 3-4 cm. Con cầu gai lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay.

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 5

Món ăn cháo Cầu Gai

Việc chế biến mắm cà ghim rất công phu. Ngư dân thường dùng hai que cứng cùng xâu vào một chỗ trên thân cà ghim, tách que về hai phía làm cho hai mảnh vỏ cà ghim rời ra. Thịt cà ghim cho vào nước ngọt từ 30- 40 phút để ruột cà ghim tách khỏi thân. Vớt cà ghim sang một chậu nước sạch, dùng que nứa nạo sạch màng ruột còn bẩn, đồng thời tách riêng từng mảng thân cà ghim, vớt ra rổ để thật ráo nước, cho muối vào. Muối từ 3- 5 tháng là ăn được. Nếu ăn ngay thì giảm nửa lượng muối, trộn thật đều cho muối tan. Để sau 3-4 ngày đem ăn. Mắm cà ghim thường sệt, quánh. Màu vàng nâu nhạt. Mùi vị chua, ngậy béo.

4. Mực Khô Vân Đồn

Mực khô hay còn gọi là khô mực là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu là những con mực bằng phương pháp sấy khô hoặc phơi nắng. Sau khi đánh bắt những con mực còn tươi rói, người ta sẽ xẻ và làm sạch con mực, chỉ để lại phần thân và phần đầu rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi con mực trở nên khô và cứng. Mực khô tại vùng biển Vân Đồn có mùi vị thơm ngon đặc biệt khác với nhiều nơi.

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 6

 

Một con Mực khô hay khô mực đảm bảo chất lượng, thơm ngon khi đáp ứng một số yêu cầu sau:

 

Về màu mực: Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn.

 

Về bề ngoài: Mực khô được phơi theo 2 hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng mình dày, mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn mực cào nên có giá cao hơn. Thân thẳng, mình dày là một trong những đặc điểm rất dễ nhận biết mực khô ngon.

 

Về mùi vị: mùi không tanh, khi đụng vào không thấy ướt tay. Thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. Đây là đặc điểm về mực khô rất quan trọng và dễ nhận biết. Về phần đầu, đầu mực khô, mực khô ngon có đầu phải gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều có màu trắng hồng, thẳng.

 

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 ) - Ảnh 7

 

Mực khô có thể ở dạng nguyên con hoặc xé tơi thành từng sợi nhỏ. Món mực khô đặc biệt thông dụng, giữ được lâu, chế biến thành nhiều món ngon và là đặc sản tại một số vùng nhất là các vùng biển và được khách thăm quan mang về như một món quà, đặc biệt là món mực một nắng (mực ải). Mực khô rất thích hợp trong các dịp nhậu đặc biệt là mực khô nướng và dùng chung với bia.

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 )

Những Đặc Sản Hấp Dẫn Trên Đảo Quan Lạn ( P1 )
45 4 49 94 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==