==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đảo Hà Nam là một bãi phù sa cổ, có địa hình thấp hơn mực nước biển (khi thuỷ triều lên) ở phía nam sông Chanh, trong địa phận thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Do có địa hình bốn bề là nước nên Hà Nam được gọi là đảo. Phía tây và phía nam của đảo lần lượt giáp huyện Thuỷ Nguyên và Cát Hải của thành phố Hải Phòng.

Đảo Hà Nam là một bãi phù sa cổ, có địa hình thấp hơn mực nước biển (khi thuỷ triều lên) ở phía nam sông Chanh, trong địa phận thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Do có địa hình bốn bề là nước nên Hà Nam được gọi là đảo. Phía tây và phía nam của đảo lần lượt giáp huyện Thuỷ Nguyên và Cát Hải của thành phố Hải Phòng.

Đảo Hà Nam bao gồm:

  • Bốn phường: Nam Hòa, Phong Cốc, Phong Hải và Yên Hải;
  • Bốn xã: Cẩm La, Liên Hòa, Liên Vị và Tiền Phong.

Từ khi thị xã Quảng Yên được thành lập, chính quyền đã triển khai nhiều dự án quan trọng tại đảo Hà Nam. Trong tháng 7 năm 2001, cầu sông Chanh được khánh thành, giúp nối liền hai mạn bắc-nam sông Chanh và kết nối đảo Hà Nam với các địa phương khác trong thị xã. Cơ sở hạ tầng như đê biển, đường xá, mạng điện, hệ thống cấp thoát nước, trường học và trạm y tế được xây dựng và nâng cấp. Dự án đường cao tốc kết nối Quốc lộ 5B Hải Phòng với Quốc lộ 18 Quảng Ninh qua địa phận đảo Hà Nam.

Đảo Hà Nam - Quảng Ninh

Đảo Hà Nam còn là nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như đan thuyền nan và làm bánh gio (tro). Hơn hai trăm hộ gia đình và nhiều tổ hợp nhỏ làm nghề đan thuyền nan, chủ yếu tập trung tại khu vực phường Nam Hoà. Mỗi năm họ bán ra thị trường hàng nghìn chiếc thuyền với nhiều trọng tải từ vài tạ đến 10 tấn. Nhiều gia đình khác ở Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải làm nghề bánh gio rồi mang bán tại chợ vào các ngày Tết, ngày giỗ kị, tiệc mừng thọ,...

Vào dịp đầu năm mới âm lịch, dân địa phương tổ chức lễ hội Tiên Công tại miếu Tiên Công thuộc xã Cẩm La trên đảo Hà Nam. Lễ hội vùng này khác biệt với lễ Tiên Công ở các địa phương ở màn rước các vị cao niên có đức độ, dung nhan, sức khỏe, tài năng.

Ngoài ra, dịp cuối và đầu năm, các hộ gia đình còn làm cỗ, rước lên nhà thờ họ để bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, gọi là lễ "Chạp họ" hoặc "Lên cỗ họ".

Lịch sử
Sau khi nhà Lê sơ thành lập, triều đình có nhu cầu mở rộng kinh thành Thăng Long, xây dựng trung tâm văn hóa, tâm linh mới về phía nam kinh thành, cụ thể là khu vực phường Kim Liên, phủ Hoài Đức. Dân chúng nơi này đã hiến đất cho triều đình rồi chuyển đi nơi khác sinh sống. Năm 1434, vua Lê Thái Tông lên ngôi, khuyến khích dân chúng đi khai khẩn đất hoang, mở mang diện tích canh tác nhằm phát triển nông nghiệp. Hai cụ Nguyễn Thực, Nguyễn Nghệ ở phường Kim Liên đã cùng mười lăm cụ khác sắm thuyền, xuôi theo sông Hồng đến cửa sông Bạch Đằng. Tuy rằng lúc đó vùng Hà Nam còn hoang vu, ngập nước nhưng họ nhận thấy khu vực này có những điều kiện tốt có thể sinh sống lâu dài, nên bèn cùng nhau quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn đất đai. Sang nửa sau thế kỉ 15, dân số Hà Nam đạt năm trăm người rồi tăng lên gần một nghìn người dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông. Người đời sau suy tôn các cụ là các bậc Tiên công và lập miếu để thờ phụng.

Người dân Hà Nam vì thế mà tự hào mình là người gốc Thăng Long - Hà Nội.

Nguồn Wikipedia.

hành trình Đảo Quan Lạn.

Đảo Hà Nam Quảng Ninh,dao ha nam quang ninh

Đảo Hà Nam Quảng Ninh,dao ha nam quang ninh
13 1 14 27 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==