Cầu Gai là một loại hải sản quý hiếm có giá trị dinh dưỡng cao đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cà ghim (cầu gai) là một đặc sản có nhiều ở vùng đảo Vân Hải. Người dân trong quần đảo Vân Hải nói chung và Quan Lạn nói riêng thường chế biến thành các món ăn như mắn cà ghim và chả cà ghim.
Cầu Gai là một loại hải sản quý hiếm có giá trị dinh dưỡng cao đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Cà ghim (cầu gai) là một đặc sản có nhiều ở vùng đảo Vân Hải. Người dân trong quần đảo Vân Hải nói chung và Quan Lạn nói riêng thường chế biến thành các món ăn như mắn cà ghim và chả cà ghim.
Mùa cầu gai sinh sản từ tháng ba cho đến tháng sáu hay tháng bảy âm lịch (từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu). Cuối mùa, cầu gai rất chắc thịt. Khi nhỏ, cầu gai tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, cầu gai có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10 cm; dày 3-4 cm. Con cầu gai lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay.
Món ăn cháo Cầu Gai
Việc chế biến mắm cà ghim rất công phu. Ngư dân thường dùng hai que cứng cùng xâu vào một chỗ trên thân cà ghim, tách que về hai phía làm cho hai mảnh vỏ cà ghim rời ra. Thịt cà ghim cho vào nước ngọt từ 30- 40 phút để ruột cà ghim tách khỏi thân. Vớt cà ghim sang một chậu nước sạch, dùng que nứa nạo sạch màng ruột còn bẩn, đồng thời tách riêng từng mảng thân cà ghim, vớt ra rổ để thật ráo nước, cho muối vào. Muối từ 3- 5 tháng là ăn được. Nếu ăn ngay thì giảm nửa lượng muối, trộn thật đều cho muối tan. Để sau 3-4 ngày đem ăn. Mắm cà ghim thường sệt, quánh. Màu vàng nâu nhạt. Mùi vị chua, ngậy béo.
Xem Thêm trải nghiệm Quan Lạn Và Chương trình Quan Lạn Hấp Dẫn