==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình dao quan lan- Xã Quan Lạn (huyện Vân Đồn) có đường bờ biển dài gần 15km, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, hành trình. Thời gian qua, bên cạnh việc Phát triển Lữ Hành dịch vụ tắm biển; nhiều khu vực bãi biển của xã có nhiều loài hải sản có giá trị cao, đã tạo việc làm cho phần đông lao động đơn thuần hoặc người ít vốn từ việc khai thác các loài hải sản này, tiêu biểu là nghề đào sá sùng.

trải nghiệm dao quan lan- Xã Quan Lạn (huyện Vân Đồn) có đường bờ biển dài gần 15km, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, chương trình . Thời gian qua, bên cạnh việc Phát triển Lữ Hành dịch vụ tắm biển; nhiều khu vực bãi biển của xã có nhiều loài hải sản có giá trị cao, đã tạo việc làm cho phần đông lao động đơn thuần hoặc người ít vốn từ việc khai thác các loài hải sản này, tiêu biểu là nghề đào sá sùng.

Bãi sá sùng ở Quan Lạn rộng khoảng 150ha, tạo việc làm hàng ngày cho khoảng từ 200-500 người trong xã với 100% là phụ nữ. Nghề đào sá sùng mang lại thu nhập từ 100.000-600.000 đồng/người/ngày. Giá sá sùng khô từ 3-4 triệu đồng/kg, tiêu thụ rất tốt quanh năm, góp phần làm nên thương hiệu hành trình Quan Lạn. Sá sùng còn là sản phẩm mà Quan Lạn chọn để đề xuất trong chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” của tỉnh, nhằm tạo hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Phụ Nữ Quan Lạn Làm Giàu Từ Biển - Ảnh 1

Chị Vũ Thị Nga, Chi hội Phụ nữ thôn Đoài (bên trái) giới thiệu sản phẩm cá khô Quan Lạn của gia đình.

Người dân Quan Lạn còn có nghề đánh cá tuyến lộng, tuyến khơi. Những chuyến ra khơi, tàu thuyền thu được rất nhiều cá tạp, sản phẩm này lại tạo việc làm cho nhiều phụ nữ xã từ nghề làm nước mắm và chế biến cá khô. Chị Hoàng Thị Xuân Điểm, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: “Chị em phụ nữ xã đa phần từ lâu đã có nghề khai thác và chế biến hải sản biển, nên khi chúng tôi tổ chức các mô hình thì gặp nhiều thuận lợi, vì chị em đã có kinh nghiệm. Hiện chúng tôi đang xây dựng 3 mô hình chế hải sản thực hiện ở 9 nhóm, cứ 11 hộ lập thành 1 nhóm với các công việc chế biến cá khô, sá sùng, nước mắm rất hiệu quả”. Theo chị Điểm, việc hoạt động theo nhóm giúp chị em đoàn kết hơn. Họ giúp đỡ lẫn nhau không chỉ là kỹ thuật sản xuất, mà còn cả khâu tiêu thụ, tạo đầu ra rất tốt cho sản phẩm.

Chị Điểm đưa tôi đi thăm mô hình chế biến hải sản của gia đình chị Vũ Thị Nga, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Đoài, mới thoát nghèo từ 2 năm nay, Chị Nga cho biết: “Tôi có nghề làm mắm và chế biến cá khô từ lâu, nhưng do không có vốn, nên chỉ làm nhà dùng là chính. Vừa qua, được Hội LHPN xã giúp vay vốn, tôi đã mạnh dạn đầu tư mở rộng, phát triển nghề một cách chuyên nghiệp hơn, vừa sản xuất nước mắm, vừa chế biến cá khô”. Theo chị Nga, Quan Lạn có lợi thế quỹ đất rộng, lại có nắng và gió biển hài hoà, rất thích hợp với nghề làm nước mắm và chế biến cá khô. Bãi rộng dùng để phơi cá hoặc tập trung các chum vại ngâm mắm rất tiện. Các sản phẩm mắm, cá khô Quan Lạn rất được khách thăm quan ưa chuộng, vì họ được tận mắt chứng kiến, thăm mô hình sản xuất, chế biến tại chỗ. Mặc dù là xã đảo, nhưng nước mắm và cá khô tiêu thụ rất tốt, nhiều lữ khách trước khi trở về nhà không quên mua từ một đến hàng chục lít nước mắm hay cân cá khô về làm quà. Vậy là từ nghề này, chị em có thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/hộ/năm.

 

Bãi biển Quan Lạn còn rất nhiều các loại hải sản khác như tu hài, ngao, sò, hến v.v.. mà lực lượng khai thác chủ yếu là phụ nữ. Nhiều chị em đứng ra bao tiêu để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm này. Phụ nữ Quan Lạn đang khai thác tốt những thế mạnh từ biển để làm giàu, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

Nguồn: baoquangninh.com.vn

 

Xem Thêm hành trình Quan Lạn Hấp Dẫn

Phụ Nữ Quan Lạn Làm Giàu Từ Biển

Phụ Nữ Quan Lạn Làm Giàu Từ Biển
17 1 18 35 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==